Câu hỏi:
Doanh nghiệp tôi tham gia góp vốn vào cơ sở liên doanh đồng kiểm soát bằng một TSCĐ là thiết bị sản xuất với nguyên giá là 800 triệu cùng với hai doanh nghiệp khác. Tính đến thời điểm mang đi góp vốn, khấu hao của thiết bị này là 120 triệu. Hội đồng liên doanh thống nhất xác định giá trị vốn góp của thiết bị này là 780 triệu. Cả 3 doanh nghiệp đều nắm giữ 33.33% quyền kiểm soát. Vậy trong trường hợp của doanh nghiệp tôi nên hạch toán như thế nào? Tỷ lệ quyền kiểm soát ảnh hưởng tới việc hạch toán kế toán nhue thế nào?
Trả lời:
Trường hợp góp vốn liên doanh bằng tài sản cố định:
– Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ cao hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được xử lý như sau:
+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh thì được hạch toán ngay vào thu nhập khác.
+ Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh sẽ được hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện. Hàng năm, khoản doanh thu chưa thực hiện này (Lãi do đánh giá lại TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh) được phân bố dần vào thu nhập khác căn cứ vào thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát sử dụng.
– Nếu giá đánh giá lại của TSCĐ thấp hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán ở thời điểm góp vốn, thì khoản chênh lệch này được ghi nhận ngay vào chi phí khác trong kỳ.
Trong trường hợp của bạn sẽ được hạch toán cụ thể như sau:
Nợ TK 222: 780 tr
Nợ TK 214: 120 tr
Có TK 211: 840 tr
Có TK 3387: 19,998 tr
Có TK 711: 60,002 tr