Xác định thu nhập chịu thuế đối với công tác phí như thế nào?
Trả lời:
Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2009 quy định: Đối với khoản chi công tác phí,… không tính vào thu nhập chịu thuế nếu mức khoán chi phù hợp với quy định của Nhà nước hiện hành:
a. Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo đó, tại Thông tư số TT 18/2011/TT- BTC của Bộ tài chính ngày 10/2/2011 quy định:
– Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài được hạch toán vào chi phí tính thuế TNDN không quá 2 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.
– Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người LĐ đi công tác nếu có đầy đủ HĐCT hợp pháp theo quy định. Trường hợp DN có khoán tiền đi lại và tiền ở thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước
Các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước trong lĩnh vực này là:
+ TT số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 quy định chế độ công tác phí …đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài;
+ TT Số 97/2010/TT-BTC ngày 06 /7/2010 đối với đi công tác trong nước
Theo đó, chi công tác phí không quá 2 lần mức quy định; chi khoán công tác phí bằng tiền theo hướng dẫn tại các văn bản trên của Bộ Tài chính sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế.
b. Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
c. Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính